Đào hang bên bờ ruộng, nhóm người phát hiện sinh vật trắng toát, độc tố vượt hổ mang chúa

Một nhóm thợ rắn gồm những người chuyên đi đào hang bắt rắn đã phát hiện ra một cái hang khả nghi bên bờ ruộng. Với kinh nghiệm của mình khi quan sát cửa hang hay dấu vết xung quanh hang như lớp da lột, họ đã quyết định bỏ công đào đất.

Xem video:

Nhóm người đào hang đất thì phát hiện hổ mang trắng toát cực hiếm

Kết quả là chẳng mất quá nhiều thời gian, sinh vật bên trong đã xuất đầu lộ diện, nhưng điều đáng ngạc nhiên là sinh vật này lại có cơ thể trắng toát vô cùng hiếm thấy. 

Thì ra đây là một con rắn hổ mang bạch tạng.

Hổ mang bạch tạng là một trong mười loài động vật hiếm nhất thế giới, chúng bị chứng rối loạn gene khiến cho da thiếu đi sắc tố. Con rắn bạch tạng xuất hiện trong video trên chính là một con rắn hổ mang đất (danh pháp hai phần: Naja kaouthia).

Mặt trước và sau của rắn hổ mang. Ảnh biên tập: Thành Luân

Dấu hiệu giúp nhận biết một con rắn hổ mang đất so với các loài hổ mang khác chính là hình dạng hoa văn nằm phía sau cổ khi con rắn bành mang ra. Cụ thể, hổ mang đất sẽ có một vòng tròn nhỏ như chữ O ở phía sau cổ (xem ảnh trên).

Nọc độc của hổ mang đất được đánh giá là còn mạnh hơn cả hổ mang chúa và một số loài rắn như cạp nong, cạp nia. Nọc độc của chúng có thể gây tử vong chỉ sau vài tiếng với triệu chứng trúng độc như hạ huyết áp, cơ thể đỏ bừng, cơ tê liệt, suy hô hấp.

Tuy nhiên, nọc của rắn hổ mang đất cũng có thể dùng để chữa đau khớp xương, tê thấp, dùng làm thuốc tê mà người Việt Nam thường sử dụng chúng chung với rắn cạp nong, rắn ráo để ngâm rượu tam xà. Cần phải nhắc rằng người dân không nên tùy tiện sử dụng nọc độc rắn làm thuốc để tránh các tai nạn không đáng có.

https://soha.vn/dao-hang-ben-bo-ruong-nhom-nguoi-phat-hien-sinh-vat-trang-toat-doc-to-vuot-ho-mang-chua-20211229160309742.htm