Vô tình tìm thấy "hộp bánh quy" khi lên núi, thanh niên choáng ngợp khi thấy thứ bên trong
HỘP KIM LOẠI “MADE IN INDIA”
Ngược thời gian trở lại, ngày 11 tháng 8 năm 2013, một vận động viên leo núi người Pháp tên là Raphaël khi đang đi khảo sát sông băng Bossons (một lưỡi băng khổng lồ thuộc khối núi Mont-Blanc phía trên tỉnh Chamonix, Pháp) đã vô tình tìm thấy một chiếc hộp kim loại chứa đầy đá quý bao gồm cả ngọc lục bảo, hồng ngọc, ngọc bích với tổng trị giá khoảng 300.000 euro (tương đương khoảng 7,8 tỷ VNĐ).
Anh cho biết: Tôi chỉ vô tình thấy nó. Đó là một chiếc hộp mất nắp, trong hộp có khoảng mười cái túi nhỏ. Trên một số túi có ghi dòng chữ Saphir, Made in India [đá sa-phia, Sản xuất tại Ấn Độ]. Điều này khiến tôi chắc chắn rằng mình đã nhặt được một hộp đá quý đến từ Ấn Độ.
Đó là một kho báu thực sự, như chúng ta tưởng tượng về chúng: Hơn 6.000 viên đá quý đã được chế tác, phân loại và sắp xếp cẩn thận.
Kho báu đã được tìm thấy ở sông băng Bossons từ năm 2013 – Ảnh: France Bleu
Ông Patrick Quincy, công tố viên tại Albertville, mô tả thêm: Chiếc hộp kim loại có kích thước bằng một hộp bánh quy. Bên trong hộp có nhiều viên đá quý nhỏ và rất nhỏ, tổng trọng lượng là 136 gam. Viên lớn nhất đạt trọng lượng 1,5 gam.
Raphaël sau đó đã quyết định giao nộp hộp châu báu cho nhà chức trách nơi anh ở. Sylvain Merly, chỉ huy đại đội hiến binh Albertville (tỉnh Savoie, Pháp) cho hay: Đó là biểu hiện của đức tính trung thực, chính trực và rất đáng ghi nhận. Anh ấy thực sự đã có thể giấu nó cho riêng mình nhưng lại không làm như vậy, dù anh ấy biết rõ rằng chúng là những viên đá quý có giá trị.
Hẳn anh ấy hiểu rằng chúng thuộc về một người xấu số chết ở sông băng và mong muốn trả lại cho chủ nhân thực sự của chúng. Hộp châu báu đã được chúng tôi niêm phong và chuyển giao lại cho đơn vị ở Chamonix- Mont Blanc (tỉnh Haute- Savoie, Pháp).
NGUỒN GỐC BÍ ẨN CỦA SỐ CHÂU BÁU “MADE IN INDIA”
Nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh nguồn gốc của số đá quý này. Các hiến binh Pháp đã nhanh chóng đưa ra mối liên hệ giữa hộp châu báu với hai vụ rơi máy bay của Air India ở Mont-Blanc.
Chiếc thứ nhất: Máy bay Malabar gặp nạn ngày 3 tháng 11 năm 1950 với 58 người thiệt mạng.
Chiếc thứ hai: Thảm họa hàng không Boeing 707, Kanchenjunga, trên đường từ Bombay (Ấn Độ) đến New York (Mỹ) đã bị rơi ở phía Tây Nam của núi Mont Blanc vào ngày 24 tháng 1 năm 1966, 117 hành khách trên chuyến bay đều thiệt mạng, trong đó có cả người tiên phong của chương trình hạt nhân của Ấn Độ, Homi Jehangir Bhabha.
Số châu báu được cho là có nhiều khả năng đến từ vụ tai nạn thứ 2 năm 1966 hơn bởi lẽ nhiều món đồ thất lạc từ chuyến bay này đã được tìm thấy rải rác khắp vùng sông Bosson.
Vào tháng 9 năm 2008, nhà thám hiểm Daniel Roche, đã từng tìm thấy những mẩu báo Ấn Độ đề ngày 23 tháng 1 năm 1966, một ngày trước khi xảy ra vụ tai nạn năm 966. Vào tháng 8 năm 2012, cũng tại sông băng Bossons, hai nhà leo núi người Pháp đã phát hiện ra một túi đựng tài liệu ngoại giao rơi từ chuyến bay xấu số trên.
CẢ CHỤC NGƯỜI NHẬN VƠ
Theo điều 716 của bộ luật dân sự Pháp, nếu không xác định được chủ nhân, kho báu sẽ được chia đều giữa người phát hiện và thành phố nơi nó được tìm thấy. Dù có vài chục người đã tự nhận là người thừa kế của chủ nhân của những viên đá này, nhiều cuộc điều tra được thực hiện và vẫn chưa thể xác định chủ nhân thật sự của những viên đá có giá trị này.
Theo đúng luật, dù hơi muộn, sự trung thực của anh Raphaël đã được đền đáp, một nửa chiến lợi phẩm sẽ thuộc về anh – một nửa số đá quý trị giá gần 150.000 euro. Nói về dự định sử dụng số tiền này, Raphael, hiện 49 tuổi, cho biết: Tôi sẽ dùng chúng để cải tạo lại căn hộ của mình. Phần còn lại tôi sẽ gửi vào tài khoản ngân hàng của mình, vì tôi sống khá tiết kiệm.
Các viên ngọc được chia thành 2 nửa bằng nhau – Ảnh: France Bleu
Một nửa số đá còn lại được trao cho thành phố Chamonix. Thị trưởng thành phố Éric Fournier, chia sẻ: Các viên đá quý đều đã được cắt nhỏ và để vào từng túi riêng, chủ yếu là ngọc lục bảo và ngọc bích.
TIN LIÊN QUAN
Đem cục đá vừa mua đi thẩm định, chuyên gia: Bổ nhát đầu được 21 tỷ, nhát 2 “trắng tay”
Chó có hiểu được tiếng người không? Khoa học đã vào cuộc, đây là kết quả!
Các chuyên gia trong lĩnh vực đá quý đã khéo léo chia số đá quý thành hai phần bằng nhau, mỗi phần trị giá gần 150.000 euro (tương đương 3,9 tỷ VNĐ), bằng cách đánh giá kích thước, chất lượng của từng viên một cách kỹ lưỡng.
Về vấn đề thời gian, rõ ràng việc tìm kiếm chủ nhân hơi mất thời gian để đánh giá, phân tích, và tìm lại những người có mặt trên máy bay để xác định những người thừa kế của họ […].
Dù đã có một số yêu cầu đòi quyền sở hữu nhưng đều không được công nhận vì không có minh chứng rõ ràng. Những viên đá trong lô được phân bổ cho thành phố Chamonix sẽ được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng đá quý thành phố, dự kiến sẽ khánh thành vào ngày 18 tháng 12 tới đây.
Hổ mang chúa cắn nát đầu trăn vua nhưng bị đối thủ siết chặt cổ: “Mèo nào cắn mỉu nào”?