Người đàn ông bị K dạ dày chỉ vì 2 loại củ rất nhiều gia đình thường ăn
Ngoài hành lang bệnh viện, 1 người đàn ông ngồi bệt xuống đất, gào khóc thảm thiết sau khi biết mình mắc bệnh K.
Đó là Lưu Duy, năm nay ngoài 40 tuổi, sống tại 1 vùng nông thôn ở Trung Quốc. Ông kể lại, từ 3 tháng trước ông bắt đầu thường xuyên bị đau bụng. Cách đây 2 năm từng bị viêm dạ dày nên ông cho rằng bệnh cũ tái phát, liền tự đi mua thuốc uống.
Tuy nhiên, đau bụng có thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau nhưng tiêu chảy cứ hết rồi lại bị, dai dẳng ngày này qua tháng khác. Gia đình vô cùng lo lắng khi thấy ông Lưu liên tục sụt cân, lúc nào trông cũng mệt mỏi, xanh xao. Sau nhiều lần khuyên bảo, cuối cùng ông cũng chịu tới bệnh viện huyện để thăm khám.
Không ngờ, bác sĩ cho biết ông Lưu mắc ung thư dạ dày giai đoạn 3. Lúc này, kích thước khối u đã rất lớn, đang phát triển xuyên qua lớp thành dạ dày. Đồng thời, các triệu chứng điển hình như đau bụng dữ dội, rối loạn tiêu hóa, phân lẫn máu, sụt cân… đã bắt đầu khó kiểm soát.
Bác sĩ yêu cầu ông Lưu phải nhập viện ngay lập tức để điều trị. Vì các tế bào K đã di căn sang hạch bạch huyết, bắt đầu tấn công các cơ quan lân cận như gan, lá lách…
Hơn nữa, tỷ lệ sống sót của người mắc K dạ dày giai đoạn 3 khá thấp, chỉ 1 số ít các trường hợp có thể sống thêm từ 1 – 5 năm. Bởi vì mức độ di căn của tế bào K dạ dày rất nhanh, tác động rất lớn đến cuộc sống và thể trạng bệnh nhân.
Sau khi nghe những lời này, ông Lưu không kìm được xúc động mà chạy vội ra ngoài. Vừa tới hành lang thì gặp được người nhà, chưa kịp nói 1 lời, hai người liền ôm ghì lấy nhau, ngồi bệt xuống sàn mà khóc nức nở.
Phải mất 1 lúc lâu các y tá và bác sĩ mới có thể đưa ông Lưu quay trở lại phòng khám. Ông liên tục khóc mếu hỏi tại sao mình còn trẻ, không thuốc lá cũng chẳng rượu bia mà lại bị mắc căn bệnh quái ác này.
Điều tra bệnh sử cho thấy, vốn là nông dân nên ông ít chú tâm đến chế độ ăn uống. Nhà trồng rất nhiều khoai lang, khoai tây nên ông thường xuyên ăn 2 loại thực phẩm này vào bữa sáng, thậm chí ăn thay cơm. Tuy nhiên, để tiết kiệm nên ông Lưu sẽ bán hết những củ khoai ngon, chỉ để lại những củ hà, bị đốm đen hoặc đã mọc mầm để ăn dần.
Bác sĩ giải thích, khoai lang bị đốm đen là do nhiễm nấm và chứa nhiều loại vi sinh vật có hại, đặc biệt là chất gây bệnh K hàng đầu aflatoxin. Theo thời gian, chất này tấn công các tế bào thành dạ dày, gây đột biến và hình thành K dạ dày.
Còn với khoai tây bị mọc mầm, chúng chứa rất nhiều chất safrole. Chất này có độc tính mạnh, có thể gây hại trực tiếp đến hệ tiêu hóa, gây viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa và tăng sản, gây tổn thương dạ dày. Nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm loét dạ dày rồi đến K.
Chính vì vậy, khi 2 loại củ trên xuất hiện đốm đen, nấm mốc hay mọc mầm, chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên vứt bỏ. Các chất độc hại lúc này nằm ở toàn bộ củ khoai, việc cắt bỏ phần hỏng cũng không thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Tuyệt đối đừng vì tiếc rẻ mà rước bệnh tật nguy hiểm vào người.!.