Mỗi ngày ăn 1 quả trứng, cô gái 26 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư gan vì thói quen bảo quản thực phẩm sai cách mà nhiều người mắc phải
Ăn trứng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu nó được bảo quản sai cách thì không những không có lợi mà còn gây hại thêm cho cơ thể. Trường hợp của cô gái dưới đây là một ví dụ.
Mạnh Hân năm nay 26 tuổi ở Thâm Quyến (Trung Quốc), cô sống tự lập từ khi tốt nghiệp đại học, nhà ở thành phố kế cận, nhưng để phát triển sự nghiệp, cô vẫn chọn nơi mình ở khi còn đi học để mưu sinh.
Tuy rằng cha mẹ cô không ở bên cạnh, nhưng họ vẫn luôn quan tâm, chăm sóc cô, cứ hai ba tháng sẽ đến gặp cô một lần, lần nào cũng mang trứng từ quê nhà lên để bồi bổ cơ thể cho Mạnh Hân.
Sáu tháng nay, Mạnh Hân cảm thấy mình ngủ không đủ giấc, đi làm về cũng uể oải, không tập trung được, cơ thể suy nhược. Điều này khiến cô mắc một số sai lầm trong công việc, nhưng may mắn có đồng nghiệp giúp đỡ nên mọi chuyện cũng ổn thỏa.
Mạnh Hân cảm thấy khó chịu, thậm chí cảm giác thèm ăn cũng giảm đi rất nhiều, cân nặng giảm nhanh chóng mà sắc mặt cũng trở nên phờ phạc, như già đi mấy tuổi.
Mấy ngày nay, bố mẹ cô lên thăm, thấy con gái gầy yếu, mặt mũi vàng vọt nên đưa Mạnh Hân đến bệnh viện khám. Kết quả là phát hiện ra cô bị bệnh ung thư gan, nhưng rất may là vẫn còn ở giai đoạn đầu, khả năng cao là có thể cứu được.
Mạnh Hân ngã quỵ ngay lập tức, mẹ cô bật khóc, không thể tin được, sức khỏe của con gái mình vẫn luôn ổn định, sao lại có thể bị ung thư gan?
Mỗi ngày một quả trứng, cô gái mắc bệnh ung thư gan, bác sĩ chỉ ra thói quen này tương đương với hành vi “tự hủy gan”
Hóa ra là Mạnh Hân để bảo quản tốt hơn những quả trứng do bố mẹ mang đến, và để tiện cho việc ăn uống, đã rửa sạch từng quả một rồi cho vào tủ lạnh, nhưng điều này đã làm trôi đi lớp “màng bảo vệ” bên ngoài của trứng, và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong quả trứng qua các lỗ trên vỏ.
Bên cạnh đó, đôi khi Mạnh Hân thích để trực tiếp thức ăn thừa vào tủ lạnh mà không dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, để nhiều chất có hại xâm nhập vào thực phẩm, tiêu thụ lâu dài chúng sẽ tạo ra gánh nặng chuyển hóa cho gan ngày càng tăng.
Ngoài ra, công việc của Mạnh Hân khiến cô phải ngồi trước máy tính cả ngày, tốc độ giải độc của gan bị chậm lại, các chất độc hại lưu lại, gây hại cho gan, cuối cùng dẫn đến tình trạng ung thư gan.
Muốn “thanh nhiệt bổ gan”, tốt nhất bạn không nên mắc hai thói quen này
– Thức khuya trong một thời gian dài
Thức khuya là một trong những hành vi gây hại cho gan, vì tính chất đặc biệt của gan, gan thường tự giải độc và tự phục hồi sau 11 giờ đêm, sau khi các tế bào bị tổn thương sẽ không có cách nào để sửa chữa kịp thời, và những tổn thương tích tụ sẽ dẫn đến bệnh gan.
– Ít vận động
Nếu bạn ngồi yên trước máy tính trong thời gian dài do công việc thì gan bị tổn thương cũng sẽ trầm trọng hơn, vì ngồi lâu sẽ khiến khớp chân tay tê cứng, gan khí cũng vì thế mà bị ứ trệ. và kể cả việc lưu thông máu ở gan cũng sẽ bị cản trở, và hậu quả cuối cùng là gan chuyển hóa và giải độc không bình thường, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân, thậm chí tính tình dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.