Làm trái di nguyện của Gia Cát Lượng, mãnh tướng được Lưu Bị trọng dụng gây hoạ sát thân

Trong Tam Quốc (220 – 280), mặc dù từng ở thế yếu, nhưng Thục Hán vẫn được người đời tỏ lòng mến mộ. Đó chính là nhờ nhân tài hiếm có ở dưới trướng của Lưu Bị.

Ngoài Gia Cát Lượng nổi danh là bậc quân sư kỳ tài, Thục Hán còn có “Ngũ hổ tướng” gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hán Trung và Mã Siêu. Đây đều là những mãnh tướng nổi danh bậc nhất lúc bấy giờ, được ba thế lực mạnh nhất là Tào Ngụy, Đông Ngô và Thục Hán khao khát có được.

Bên cạnh “Ngũ hổ tướng” nổi tiếng trong Tam Quốc, nhà Thục Hán còn có không ít mãnh tướng tài giỏi dưới trướng như Khương Duy, Ngụy Diên…

Trong số nhóm mãnh tướng không thuộc “Ngũ hổ tướng”, Ngụy Diên là người được Lưu Bị vô cùng trọng dụng. Thậm chí, đôi lúc hổ tướng Trương Phi cũng không thể sánh bằng.

Ngụy Diên (? – 234) là mãnh tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Ông nổi tiếng là có sức khỏe, uy dũng hơn người và rất thiện chiến.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Ngụy Diên được mô tả là người có tướng mạo phản phúc, trước sau gì cũng làm phản.

Tuy nhiên, trong chính sử, Ngụy Diên là người trung thành, dũng cảm, nên rất được Lưu Bị tin tưởng và trọng dụng. Minh Chứng là việc Lưu Bị chọn Ngụy Diên là người trấn thủ Hán Trung.

Được Lưu Bị tin dùng, đập tan tin đồn “phản trắc”

Ngụy Diên là một trong những đại tướng dũng mãnh, thiện chiến của Thục Hán.

Năm 219, Thục Hán chiến thắng Tào Ngụy, giành được Hán Trung. Nơi đây được xem như “yết hầu” của Ích Châu, vùng trọng yếu trong Long Trung đối sách do Gia Cát Lượng đề ra. Hán Trung lúc bấy giờ được coi là khu vực quyết định sự tồn vong của nhà Thục Hán, thậm chí còn có thể là căn cứ địa để Bắc phạt sau này.

Thoạt đầu, nhiều người cho rằng đối với vùng đất quan trọng này, trước khi trở về Thành Đô, Lưu Bị sẽ chọn mãnh tướng Trương Phi trấn thủ Hán Trung, bởi Quan Vũ bấy giờ đang trấn giữ Kinh Châu. Tuy nhiên, vị tướng cuối cùng được chọn lại chính là Ngụy Diên.

Biết được tin này, Ngụy Diên rất cảm kích vị quân chủ của nhà Thục Hán đã phong mình trở thành tướng trấn thủ đứng đầu ở Hán Trung.

Thực tế đã chứng minh rằng quyết định và con mắt nhìn người của Lưu Bị là đúng. Ngụy Diên đã trấn thủ Hán Trung rất tốt khi trong 15 năm quân Tào Ngụy không thể đột kích được. Điều này có thể cho thấy Ngụy Diên là một vị tướng tài giỏi.

Sau khi Lưu Bị qua đời, Ngụy Diên tiếp tục theo Gia Cát Lượng nhiều lần Bắc phạt và lập được không ít công lớn.

Khi tham chiến, Gia Cát Lượng cho rằng suy nghĩ của Ngụy Diên quá mạo hiểm nên ông luôn gạt bỏ những đề xuất của Ngụy Diên. Thực tế, Gia Cát Lượng luôn phòng bị với Ngụy Diên, những vấn đề chính sự quan trọng cũng không giao cho ông.

Dù không bao giờ kháng lại mệnh lệnh của Gia Cát Lượng nhưng trong lòng Ngụy Diên luôn không phục. Đó có thể là lý do Gia Cát Lượng không quá trọng dụng Ngụy Diên như Khương Duy, Vương Bình.

Án oan cho Ngụy Diên

Đến lần Bắc phạt thứ 5 vào năm 234, Gia Cát Lượng bệnh nặng rồi qua đời.

Trong “Tam Quốc chí – Ngụy Diên truyện” của sử gia Trần Thọ có ghi chép rằng, trước khi chết, Gia Cát Lượng đã bí mật triệu tập ba người Khương Duy, Dương Nghi và Phí Y rồi truyền di mệnh.

Đó là sau khi ông chết, Thục Hán không nên tiếp tục Bắc phạt nữa mà thay vào đó nên rút hết quân về. Nếu Ngụy Diên không tuân theo thì cứ việc rút quân.

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, không tán thành việc rút quân, đồng thời muốn tiếp tục Bắc phạt để đánh Ngụy nên Ngụy Diên làm trái mệnh lệnh của Dương Nghi.

  • Lưu Bị liều mạng đi báo thù cho Quan Vũ, không ai cản được: Mưu sâu chỉ nằm trong 2 chữ!
  • Không phải Quan Vũ, Trương Phi, đây mới là “hổ tướng” có kết cục bi thảm nhất Tam Quốc

Ngụy Diên nổi giận khi hay tin Dương Nghi rút quân về. Ông mang quân chiếm lấy con đường rút về phía nam, phá cầu ngăn cản Dương Phi rút quân. Thấy vậy, hai bên Dương Nghi và Ngụy Diên đều viết thư gửi về triều đình để tố cáo đối phương tội mưu phản.

Dương Nghi phái Vương Bình trở thành tướng tiên phong đi đánh Ngụy Diên. Do Vương Bình chỉ trích hành động làm loạn nên quân lính dưới trướng của Ngụy Diên đều buông vũ khí, không chịu chiến đấu. Trên đường bỏ chạy về Hán Trung, Ngụy Diên bị Mã Đại mang quân đuổi theo và giết chết.

Bi thảm hơn nữa là sau đó Hậu chủ Lưu Thiện nghe theo lời Dương Nghi và Phí Y, quyết định khép Ngụy Diên, một trong những đại tướng của Thục Hán, vào tội mưu phản và ra lệnh tru di tam tộc.

Kết cục cuối cùng của Ngụy Diên thật đáng tiếc.

Nhiều sử gia cho rằng, hành động làm loạn của Ngụy Diên sau cái chết của Gia Cát Lượng là đáng trách nhưng nếu khép tội mưu phản thì oan uổng, đồng thời tru di tam tộc là mức án quá nặng và oan ức với Ngụy Diên.


  • Chó có hiểu được tiếng người không? Khoa học đã vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Suy cho cùng Ngụy Diên được đánh giá là vị tướng có tài năng, thiện chiến, từng là một trong những trụ cột của Thục Hán. Tuy nhiên, chính sự kiêu ngạo, tự cao, không coi ai ra gì lại gián tiếp dẫn đến cái chết thảm khốc của ông về sau. Vì tư thù cá nhân mà Dương Nghi, Mã Đại và những người khác giết hại công thần thì thật đáng trách.

Dù không tuân theo di mệnh của Gia Cát Lượng nhưng tội của Ngụy Diên cũng không đến mức phải chết. Mất đi Ngụy Diên thực sự là một tổn thất lớn của Thục Hán, đặc biệt là trong bối cảnh nhân tài lúc bấy giờ vô cùng khan hiếm.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu

Xem thêm:

Tin liên quan

7 lần bắt sống rồi thả: Đỉnh cao mưu kế của Gia Cát Lượng, giúp Thục Hán dẹp yên phản loạn