Khai quật mộ con gái Lý Thế Dân, chuyên gia tức giận thấy quan tài biến mất: Quá tàn nhẫn!

Năm 1986, tại thôn Linh Quang, trấn Yên Hà, huyện Lễ Tuyền, tỉnh Thiểm Tây, đoàn khảo cổ đã phát hiện ra lăng mộ của công chúa Trường Lạc. Lúc phát hiện ra ngôi mộ, trên bề mặt ngôi mộ xuất hiện một cái lỗ to đục xuyên xuống dưới, đã có dấu hiệu bị trộm. 

Nhưng đoàn khảo cổ vẫn nhận định rằng ngôi mộ vẫn sẽ còn rất nhiều bảo vật giá trị, vì Trường Lạc là vị công chúa được hoàng đế Lý Thế Dân hết mực yêu thương.

Căn cứ theo ghi chép của sử sách, công chúa Trường Lạc sinh năm 621, là con gái của hoàng đế Lý Thế Dân và hoàng hậu Văn Đức. Từ nhỏ, công chúa đã thông minh, xinh đẹp. Cô không chỉ giỏi kinh thư mà còn hiểu lễ nghĩa. Hơn nữa tính cách lại hiền lành, tốt bụng, thấu tình đạt lý. Cũng chính vì vậy mà cô được vị hoàng đế này hết mực yêu thương.

Năm 23 tuổi, công chúa Trường Lạc đột nhiên mắc bệnh nặng và qua đời. Đường Thái Tông vô cùng đau lòng, ông đã đầu tư xây dựng một lăng mộ rất hoành tráng cho cô, kèm theo đó là rất nhiều bảo vật quý giá để bồi táng. Vì vậy, các nhà khảo cổ vẫn cho rằng dù ngôi mộ đã bị trộm nhưng chắc chắn bên trong vẫn còn nhiều đồ giá trị.

Công chúa Trường Lạc rất được Đường Thái Tông thương yêu.

Ôm theo tâm lý ăn may, các nhà khảo cổ bắt đầu tiến hành khai quật mộ. Đương nhiên trong quá trình khai quật, điều nhóm các nhà khảo cổ không muốn nhìn thấy nhất – những cái lỗ minh chứng cho cuộc ghé thăm của những tên trộm mộ – vẫn xuất hiện liên tục.

Khi vào đến lăng mộ, các nhà khảo cổ thấy rải rác xung quanh ngôi mộ là vô số những cái lỗ lớn nhỏ mà những kẻ trộm mộ để lại. Có thể đoán được những tên trộm mộ đã đến đây rất nhiều lần.

Khi khai quật vào sâu bên trong, các nhà khảo cổ đã phần nào nắm rõ kiến trúc của ngôi mộ. Ngôi mộ có chiều dài hơn 50m, cả lăng mộ có tổng cộng 6 căn phòng lớn được xây bằng gạch. Ngôi mộ được xây thành hình mái vòm, mặt trước và mặt sau còn có một vài phiến đá có điêu khắc hình người và hình động vật.

Hành lang trong ngôi mộ được nối liên tiếp với nhau và vô cùng phức tạp. Các bức tranh được vẽ dày đặc trên tường hai bên hành lang. Các bức tranh có giá trị khảo cổ rất lớn như bức Vân trung xa mã đồ, bức Nghi vệ

Từ những bức tranh quý giá đó có thể hình dung được khung cảnh thịnh vượng của thời nhà Đường.

Hành lang nối tiếp nhau và vô cùng phức tạp trong mộ của công chúa.

Vào thời Đường, các ngôi mộ của hoàng tộc hoặc mộ của các đại thần quyền cao chức trọng đều được xây dựng theo quy cách chỉ có một cửa đá duy nhất. Tuy nhiên, mộ của công chúa Trường Lạc lại không giống vậy. Mộ của cô có đến tận 3 cánh cửa đá. Điều này chứng minh rằng Đường Thái Tông vô cùng cưng chiều công chúa Trường Lạc.

Bí ẩn chiếc quan tài biến mất

Điều đáng buồn duy nhất là khi các nhà khảo cổ đi thu thập cổ vật trong lăng mộ đã phát hiện ra rằng đồ tùy táng của công chúa Trường Lạc vô cùng ít ỏi. Hơn nữa do đã từng bị trộm nhiều lần nên những đồ vật tùy táng còn sót lại trong lăng mộ cũng bị hủy hoại vô cùng nghiêm trọng.

Quan trọng hơn cả là các nhà khảo cổ không hề tìm thấy quan tài và hài cốt của công chúa Trường Lạc. Rốt cuộc quan tài và hài cốt của công chúa Trường Lạc đã đi đâu?

Trải qua quá trình dọn dẹp, các nhà khảo cổ bỗng chú ý đến một đống củi gỗ đã cháy đen vương vãi khắp nơi, rõ ràng trong mộ đã từng có cái gì đó bị đốt đi. Sau khi phân tích kỹ lưỡng, các chuyên gia phát hiện ra đống củi gỗ bị cháy đen đó toàn bộ đều là gỗ được gỡ ra từ quan tài. Đây rất có thể là vì trong ngôi mộ tối đen nên trong lúc lẻn vào những tên trộm mộ đã gỡ quan tài ra và đốt lên để làm đuốc soi đường.

Ảnh minh hoạ: Quan tài và hài cốt của công chúa bị đốt sạch.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ vẫn không tìm thấy hài cốt của công chúa Trường Lạc. Các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng rất có thể hài cốt của công chúa cũng đã bị những tên trộm mộ đốt mất rồi. Những tên trộm mộ táng tận lương tâm không chỉ cướp sạch vàng bạc châu báu ở trong mộ mà đến cả hài cốt của công chúa chúng cũng không tha.

Nhặt nhạnh thứ còn sót lại trong lăng mộ

Quan tài và hài cốt của công chúa bị đốt cháy quả thật là tổn thất lớn đối với giới khảo cổ Trung Quốc. Các nhà khảo cổ cũng chỉ đành phân tích các di vật đã bị hư hại còn sót lại trong lăng mộ.

Các bức tranh trên tường vô cùng tráng lệ và đồ sộ gồm các hình vẽ như rồng xanh bay lượn, bạch hổ gầm vang, ngựa phi nước đại, cùng với vô số các thị vệ mặc giáp canh giữ và bảo vệ linh hồn cho chủ nhân của ngôi mộ. Ngoài ra còn có những bức tranh 2 chiếc xe ngựa đỏ bay giữa đám mây, đầu xe chạm trổ đầu rồng, đằng sau cắm ba lá cờ đỏ.

Có 3 người đang ngồi trong xe, trong đó, người ngồi chính giữa có tóc mai dài tung bay trong gió, thần sắc khoan thai bình thản vô cùng sinh động. Ở phía dưới bên trái của cỗ xe là một người dắt ngựa. Đây là bức tranh tường kinh điển trong các lăng mộ thời Đường.

Khi tiến vào sâu trong địa cung, các chuyên gia thấy những căn phòng giống như nơi ở của công chúa lúc sinh thời. Phòng ngủ nằm ở phía cuối của địa cung, trước lối vào phòng là 2 bức vẽ về cung nữ và thị vệ được vẽ trên tường với ý nghĩa thể hiện cuộc sống vui vẻ như lúc còn sinh thời. 

Trong căn phòng nhỏ còn đặt rất nhiều tượng nhân mã và đồ gốm sứ thời Đường làm vật bồi táng với hàm ý sau khi chết công chúa vẫn có thể được hưởng vinh hoa phú quý như lúc còn sống.

Căn phòng chính trong mộ rộng hơn 20 m2. Căn phòng có hình vuông và được thiết kế mái vòm. Trên tường chạm khắc những bức hoạ đẹp đẽ thể hiện ý nghĩa mọi chuyện tốt lành.

Các bức tranh về các thị nữ trong mộ của công chúa Trường Lạc.

Điều đáng chú ý hơn cả là trên bức tường xuất hiện một bức tranh về “nô lệ Côn Lôn”. Trong các hình vẽ các cung nữ và người hầu nam trên tường, các nhà khảo cổ phát hiện ra có một cung nữ có nước da ngăm đen, tai đeo bông tai to bản.

Chuyên gia cho rằng đây là nô lệ đến từ châu Phi trên các chuyến tàu buôn bán nô lệ của người Ả Rập trên Ấn Độ Dương đến Trung Quốc. Điều này cũng rất phù hợp với các ghi chép trong sử sách về nô lệ Côn Lôn và có giá trị to lớn vào các nghiên cứu về việc giao lưu đối ngoại của người Trung Quốc thời cổ đại.

Phong cách xây dựng và thiết kế lăng mộ kết hợp với các bức hoạ trên tường đã tái hiện cho mọi người thấy tình hình chính trị, kinh tế và văn hóa đầu thời Đường. Cùng với đó, nó cũng thể hiện một thời Đường với nền kinh tế phát triển, giàu có, một xã hội với chế độ mở cửa giao lưu với các nước khác. 

Ngoài ra, lăng mộ cũng đóng góp những giá trị khảo cổ như thể hiện sinh động ý thức tôn giáo và xã hội của thời Đường.

Dù vậy, các nhà khảo cổ vẫn rất tức giận với hành động của những tên trộm mộ – những kẻ gây ra thiệt hại to lớn cho di sản văn hoá lịch sử Trung Quốc. 

https://soha.vn/khai-quat-mo-con-gai-ly-the-dan-chuyen-gia-tuc-gian-thay-quan-tai-bien-mat-qua-tan-nhan-20211229142151727.htm