Thay bàn chải đánh răng ngay trong các trường hợp sau đây để đảm bảo sức khoẻ
Ðã bao lâu rồi bạn chưa thay bàn chải đánh răng? Ðừng chỉ chờ đến hạn mới buộc phải thay. Ðừng chờ khi hỏng, khi bạc màu, khi mòn mới chịu thay. Rơi vào những tình huống này, kể cả chưa đến kỳ, chưa có dấu hiệu phải thay, bạn cũng nên thay mới.
Khi bàn chải bị đánh rơi
Bạn biết đấy, nhà tắm luôn là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất. Dù bạn cọ rửa sạch sẽ đến đâu thì nơi “bẩn” nhất trong nhà lại chính là nhà tắm. Vì thế, khi đánh rơi bàn chải đánh răng, dù chỉ là rơi vào bồn rửa có vài giây thì cũng đủ thời gian cho chúng nhiễm bẩn bởi vi khuẩn. Ngay lập tức, hãy thay bàn chải nếu bạn không muốn đưa vi khuẩn vào cơ thể thông qua bàn chải đánh răng.
Khi đầu bàn chải tiếp xúc với bàn chải của người khác
Nhiều gia đình có thói quen để chung bàn chải của nhau một chỗ. Bàn chải người này tiếp xúc bàn chải người kia mà không hề để ý hoặc biết mà mặc kệ. Chúng ta luôn có tâm lý người thân quen thì không thấy sợ bẩn, sợ lây vi khuẩn của nhau. Nhưng thực tế, vi khuẩn “không ngại nhau”. Khi bạn để hai bàn chải tiếp xúc nhau, là cầu nối tuyệt vời cho hàng tá vi khuẩn của cả hai được trao đổi với nhau. Và nếu nhẹ nhất người này mắc bệnh về răng miệng, cảm sốt, thì việc bạn cũng nhiễm bệnh là điều hiển nhiên.
Hãy thay mới bàn chải ngay lập tức nếu thấy có dấu hiệu này.
Khi đặt bàn chải trong không gian kín, ẩm
Như đã nói vi khuẩn rất dễ sinh sôi trong môi trường kín và nóng ẩm. Ngay cả khi đặt trong nhà tắm, bạn cũng nên đặt chúng vào vị trí thoáng, cao và nên có nắp đậy.
Trong trường hợp bạn đi du lịch, đi chơi, đi xa nhiều ngày, hãy đặt bàn chải trong hộp có lỗ thoáng và lấy chúng ra ngay khi vừa đến nơi. Thỉnh thoảng hãy nhớ vệ sinh bàn chải, để khô thoáng nhằm đảm bảo hạn chế vi khuẩn bất lợi nhất có thể. Khi bạn mới ốm dậy Và tất nhiên rồi, trong lúc bạn ốm bạn vẫn sử dụng bàn chải đánh răng.
Sau khi ốm dậy bạn nên thay mới. Lúc này ổ vi khuẩn vẫn bám vào kẽ bàn chải. Ðể cẩn thận với sức khỏe của mình và người thân, thay bàn chải là cần thiết. Cách giữ bàn chải sạch sẽ Làm sạch bàn chải đánh răng giữa các lần sử dụng không hề phức tạp. Bạn chỉ cần dùng nước nóng để rửa bàn chải là đủ.
Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể ngâm bàn chải trong nước súc miệng hoặc chất tẩy rửa răng giả cũng giúp loại bỏ mọi vi khuẩn gây hại. Sau khi làm sạch, tốt nhất bạn nên để bàn chải đứng thẳng và khô tự nhiên trong không khí.
Tóm lại bạn cần nhớ, để bảo trì tốt bàn chải đánh răng, cần thiết:
– Thay mới bàn chải sau 3 tháng sử dụng.
– Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi đánh răng ngăn vi sinh vật từ tay bẩn đi trực tiếp vào bàn chải.
– Khử trùng bàn chải tốt sau khi sử dụng : để có kết quả tốt, tốt nhất là nhúng bàn chải đánh răng vào ly có chứa cetylpyridynium clorua và chlorhexidine.
Sau 30 phút, rửa kỹ bằng nước và lau khô kỹ.
– Khi đánh răng, thuận tiện để bàn chải ở nơi thông gió và thẳng đứng để khô.
– Ngăn bàn chải tiếp xúc với bàn chải của các thành viên khác trong gia đình cũng hạn chế lây truyền mầm bệnh. Với trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, không nên dùng bàn chải điện
– Tuy bàn chải đánh răng điện tốt, nhưng đối với trẻ nhỏ, nướu răng vẫn còn mềm yếu, sẽ không chịu được các tác động mạnh của bàn chải điện.
– Ngoài ra, các trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 7 tuổi sẽ rất hiếu động và ý thức tự giác chưa cao. Trong trường hợp trẻ cầm bàn chải và tỳ mạnh vào một chỗ trên răng, trong thời gian dài sẽ gây mài mòn men răng và tổn thương nướu
. – Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ dưới 7 tuổi sử dụng bàn chải đánh răng điện, mà chỉ nên dùng những loại bàn chải thông thường.