Người đàn ông không "nòng nọc" vẫn có con cùng huyết thống
Bằng kỹ thuật “ghép đôi” t.inh t.ử (tinh binh non tháng) của người bố với trứng của người mẹ, chữa vô sinh thành công cho 2 trường hợp.
Bằng kỹ thuật trị hiếm muộn lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, hai cặp vợ chồng (trong đó ông xã được xác được không có “tinh binh”) đã được chữa vô sinh thành công bởi sự kết hợp giữa hai đơn vị là bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) và Bệnh viện Bình Dân. Quá trình này được bắt đầu bằng công đoạn tìm “tinh binh” non tháng.
Báo Dân Trí viết, một trong hai trường hợp là của vợ chồng anh L.Q.M (SN 1988) và chị T.T.T.L (SN 1991). Nguyên nhân vô sinh của anh M. được xác định là do mắc hội chứng Klinefelter khiến nhiễm sắc thể của anh không thể có “tinh binh” – đồng nghĩa với việc anh không thể có con theo cách tự nhiên. Do đó, anh phải áp dụng quy trình ROSI (Round Spermaitid Injection) để tiêm “tinh binh” non tháng vào tế bào trứng.
Sau khi xác định hội chứng Klinefelter ở anh M., các bác sĩ đã điều trị nội khoa để đưa các chỉ số nội tiết về mức độ bình thường và ổn định. Bên cạnh đó, anh M. cũng được thực hiện xét nghiệm di truyền để giúp phân loại bệnh và theo dõi hậu thụ tinh trước khi thực hiện phẫu thuật tìm “tinh binh”.
Chia sẻ với Dân Trí hôm 13/5, Ths.BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học tại Bệnh viện Bình Dân cho biết ông cùng cộng sự đã sử dụng kỹ thuật MICRO TESE (Microdissection testicular sperm extraction) để tiến hành tìm “tinh binh” từ người chồng.
Một thành viên trong ê kíp điều trị cho biết: “Với trường hợp anh M., trong những phôi được tạo nên, chúng tôi may mắn tìm thấy có một số phôi hoàn toàn bình thường, giúp bệnh nhân nhận được kết quả ngoài cả mong đợi”.
Sau khi tiếp nhận ống tinh từ Bệnh viện Bình Dân, bệnh viện Hùng Vương bắt đầu tiến hành quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng siêu lớn và tìm ra được những “tinh binh” non còn sống tốt. Các kỹ thuật viên đã tiêm những con “tinh binh” này vào trứng của người mẹ đã được lấy từ trước đó.
Để công đoạn này được diễn ra suôn sẻ, các bác sĩ nam học và chuyên viên phôi học phải phối hợp đồng thời để tránh phải làm đông lạnh trứng hoặc “tinh binh”. Ông Tăng Kim Hoàng Văn, chuyên viên phôi học và cũng là người trực tiếp thực hiện kỹ thuật ROSI cho anh M. và chị L. nói: “Khó khăn ở chỗ phải làm thế nào để ‘tinh binh" non (chưa đủ tuổi) có thể hòa hợp được với trứng đã trưởng thành”, nhưng cuối cùng kết quả cũng thành công với hai vợ chồng và đội ngũ thực hiện.
Hiện tại, chị L. đã mang thai hoàn toàn khỏe mạnh và đang được theo dõi như bình thường. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng trữ số phôi còn lại để phục vụ cho những lần mang thai sau.
VOV đăng tin, trường hợp còn lại là của vợ chồng chị V.T.T.M. và anh N.H.P. Bằng quy trình ROSI, người chồng dù không có “tinh binh” do bệnh lý nhưng sau cùng, hai vợ chồng đã có thể đón tin vui.
PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương thông báo đây là hai trường hợp điều trị vô sinh thành công tại Việt Nam nhờ kỹ thuật ROSI. Không chỉ là thành quả nhiều năm xây dựng và phát triển của khoa Hiếm muộn bệnh viện, bước tiến này còn mở ra hy vọng mới cho các cặp vợ chồng gặp phải trường hợp như chị L. và anh M. Nếu như các trường hợp tương tự trước đây, các cặp đôi chỉ có thể xin “tinh binh” và sinh ra con không mang gen của người bố thì trong tương lai những người đàn ông không may gặp vấn đề sức khỏe vẫn có thể có con cùng m.áu m.ủ như bình thường.
Ngoài trường hợp của anh L. và chị M., trước đó tại Việt Nam cũng có nhiều cặp vợ chồng may mắn được chào đón đứa con “chính chủ” sau khi sử dụng các biện pháp can thiệp y học. Điển hình là trường hợp của anh Đoàn Phi Châu và chị Nguyên Thị Thu Trang (Tiên Lãng, Hải Phòng).
Theo thông tin từ bệnh viện Việt – Bỉ, sau khi kết hôn và có đứa con đầu lòng, năm 2015, anh Châu bị quai bị và để lại biến chứng khiến anh không thể có “tinh binh”, dù chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn không hiệu quả.
Đến năm 2020, vợ chồng anh Châu bắt đầu hành trình làm t.hụ ti.nh trong ống nghiệm – IVF. Cũng thực hiện phương pháp Micro TESE để tìm tinh binh, sau bao nhiêu khó khăn, các bác sĩ khoa Nam học và khoa Hiếm muộn của bệnh viện Việt – Bỉ đã thụ tinh thành công cho đôi vợ chồng. Anh Châu và vợ đón đứa con thứ 2 khỏe mạnh, bình thường vào năm 2021.
Những trường hợp trên chính là hi vọng mới, tạo bước đột phá cho việc điều trị hiếm muộn trong tương lai và mở ra nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng ở Việt Nam.
Trong khi không có tinh binh tưởng chừng như kết thúc hy vọng được làm bố của cánh đàn ông không may gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản thì hiện nay, y học phát triển đã mở ra tương lai cho các cặp đôi mong muốn có con. Tuy nhiên, mặc dù được hỗ trợ bởi y học tiên tiến, có con theo cách tự nhiên vẫn là tốt nhất.
Một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn chính là do sinh hoạt và ăn uống không điều độ. Vì vậy, nếu không muốn ảnh hưởng đến đời sống gia đình sau này, hãy rèn luyện chế độ sinh hoạt khoa học và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản bạn nhé!