Mang con đi tắm, bệnh viện trao nhầm 2 đứa trẻ ở Bình Phước

Cuộc sống hiện tại của hai bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước sau 6 năm về chung một nhà khiến nhiều người tò mò.

Dù là sự nhầm lẫn nghiêm trọng từ phía bệnh viện nhưng nhiều người không khỏi xúc động trước câu chuyện bị trao nhầm con của gia đình anh Vũ Đình Khiên (42 tuổi, ở thị xã Bình Long, Bình Phước).

Nhớ lại chuyện cũ, anh Khiên kể: “9 năm trước, vợ tôi ở cùng phòng với chị Thị Liên (25 tuổi) tại Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long. Vợ tôi sinh trước 15 phút. Thấy con gái lớn lên mà chẳng giống ai trong gia đình, tôi bắt đầu nghi ngờ”.

Anh Khiên xúc động kể lại hành trình đi tìm con và đón cả 2 đứa trẻ về chung một nhà

Dù vậy, mãi tận khi Ngọc Yến được hơn 1 tuổi, đứa trẻ lại có nước da ngăm đen, tóc xoăn trong khi 2 vợ chồng anh Khiên đều da trắng, tóc thẳng. Nghĩ đến chuyện sinh con tại bệnh viện, vợ anh cùng phòng với một người phụ nữ dân tộc S’tiêng, anh Khiên quyết định theo cha vợ đi rong ruổi trong Sóc, vừa bán đồ, vừa tìm con.

Anh Khiên bên con đẻ Lan anh (trái) và đứa con mình nuôi dưỡng từ nhỏ Ngọc Yến. (Ảnh năm 2017)

Hóa ra, sự thật đúng như những gì anh Khiên luôn nghĩ, trong lúc tắm cho 2 đứa bé, một nữ hộ sinh đã trao nhầm con cho 2 bà mẹ. Lan Anh và Ngọc Yến là 2 đứa trẻ bị BV Đa khoa thị xã Bình Long trao nhầm. Cả 2 cháu đều sinh vào ngày 10/1/2013, Lan Anh là con của chị Trang và anh Khiên, còn Ngọc Yến là con của chị Liên (ngụ huyện Hớn Quản, dân tộc S’tiêng).

Bé Ngọc Yến và Lan Anh sau 9 năm bị trao nhầm ở bệnh viện

Lan Anh và Ngọc Yến lớn lên đều rất ngoan ngoãn, chăm học

Theo lời chú Tư (67 tuổi, ông ngoại của 2 đứa trẻ): “Vì không có bằng chứng, ban đầu phía gia đình chị Liên phản ứng gay gắt khiến gia đình gặp khó khăn trong việc nhìn nhận Lan Anh. Sau thời gian dài “nói tình – nói lý”, chị Liên đồng ý cho 2 bé đi xét nghiệm ADN, kết quả xác định 2 bé gái đã bị bệnh viện trao nhầm suốt 3 năm.”

Vậy là đến tận ngày 25/7/2016, anh Khiên mới đón được con gái ruột là Lan Anh về chăm sóc. Đồng thời, Ngọc Yến cũng theo mẹ Liên vào trong Sóc để sinh sống.

Đêm đầu tiên khi 2 đứa trẻ về đúng gia đình, cả 2 đều quấy khóc vì xa lạ. Cũng vì nhớ và thương con, thời gian sau đó, 2 gia đình ngồi lại và quyết định cho 2 bé ở 2 nhà luân phiên nhau, Lan Anh cũng bắt đầu chịu ăn, chịu ngủ còn Ngọc Yến thì làm quen với các em trong Sóc.

So với Lan Anh, Ngọc Yến cao lớn hơn rất nhiều

Âu yếm nhìn 2 đứa con, chị Trang tâm sự: “Vừa muốn bù đắp cho Lan Anh, vừa không nỡ bỏ Ngọc Yến nên 2 vợ chồng gắng gượng. May mà 2 đứa hòa nhập tốt, cũng dễ chơi với nhau, có chị có em nó vui. Giờ đây kinh tế gia đình vẫn phụ thuộc vào chồng tôi là chính, đôi khi có chút khó khăn nhưng nhìn thấy 3 đứa con gái ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, tôi đã hài lòng lắm rồi”

Giờ đây, mong mỏi lớn nhất của gia đình anh Khiên chị Trang có lẽ là được nhìn thấy những đứa con của mình tốt hơn mỗi ngày. Hai vợ chồng tâm sự rằng, không mong gì hơn ngoài được chứng kiến các con sẽ giỏi giang, thành đạt, và trở thành người có ích cho xã hội

ND/TH