Hiệu lực khác biệt giữa người tiêm 2 mũi và 3 mũi vắc xin ngừa Covid-19
Biểu đồ CDC của Mỹ đã chỉ ra mức độ ngăn ngừa nhập viện sau khi tiêm 2 và 3 liều vắc xin ngừa Covid-19, đến lượt đừng chần chừ.
Tác dụng của 2 mũi và 3 mũi vắc xin trong việc chống lại Covid-19 khác nhau thế nào?
Dữ liệu mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ghi nhận tỷ lệ nhập viện ở những người được chủng ngừa thấp hơn nhiều người chưa tiêm ngay cả khi biến thể Omicron đang c.àn q.u.é.t.
Cuối năm 2021, khi Omicron lây lan nhanh chóng ở Mỹ, tỷ lệ nhập viện trên 100.000 người đã tăng mạnh ở nhóm người trưởng thành chưa tiêm vắc xin. Trong khi đó, tỷ lệ này ở những người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn ở mức thấp.
Theo CDC Mỹ, tỷ lệ nhập viện của những người không tiêm chủng cao hơn 16 lần trong tháng 12.
Tính đến ngày 25/12, tỷ lệ nhập viện ở những người chưa tiêm chủng là 78 trên 100.000, so với 4 trên 100.000 ở những người được tiêm chủng đầy đủ.
Tính đến cuối tháng 12, Omicron chiếm 58% tổng số ca bệnh ở Mỹ nhưng Delta vẫn được cho là nguyên nhân gây ra tỷ lệ bệnh nặng và nhập viện nhiều hơn so với Omicron.
Về hiệu quả của vắc xin ở nhóm 50 – 64 tuổi như sau:
+ Tiêm đủ 2 mũi: Chỉ có khoảng 9/100.000 người phải nhập viện. Tỷ lệ thấp hơn 18 lần so với không tiêm chủng.
+ Người đã tiêm liều tăng cường: Chỉ có khoảng 2/100.000 người phải nhập viện. Tỷ lệ này thấp hơn 46 lần so với không tiêm chủng.
GS Mark Jit (Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London – Anh) cho hay: Tỷ lệ này chưa tính đến các yếu tố không liên quan tới vắc xin. Chẳng hạn như mức độ đề phòng dịch của mỗi cá nhân, khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao…
Thông tin này hoàn toàn trùng khớp với dữ liệu từ Cơ quan An toàn Y tế Vương quốc Anh. Trước đó, cơ quan này nhận định: Mũi 3 của Pfizer hoặc Moderna ngăn ngừa nhập viện trước biến chủng Omicron khoảng 89% và giảm nhẹ xuống còn 83% sau 10 tuần.
Tiêm mũi tăng cường bao lâu mới có hiệu quả?
Cho đến nay, không thể biết chính xác được thời điểm tiêm mũi tăng cường có hiệu lực hoàn toàn. Các chuyên gia nói rằng không chắc chắn bạn sẽ được bảo vệ thêm ngay sau khi tiêm mũi tăng cường này. Lý do là vì, cần mất vài ngày hoặc vài tuần để các tế bào nhớ tạo ra nhiều kháng thể hơn. Song, có thể giữa tuần đầu tiên và tuần thứ 2, cơ thể bắt đầu có sự gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ của mũi tăng cường.
T.S Amesh A. Adalja (Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins) đánh giá: Hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tăng cường trong vòng 1 tuần. Song, hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.
Theo dõi những người tham gia thử nghiệm Pfizer trong 100 ngày sau khi tiêm vắc xin cho thấy: Tác dụng tích cực của tiêm tăng cường có thể bắt đầu ngay sau 7 ngày. Trong thử nghiệm, tỷ lệ những người được tiêm mũi Pfizer tăng cường mắc cô vít có triệu chứng thấp hơn nhiều trong thời gian từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường so với những người chỉ tiêm mũi tăng cường giả dược. Kết quả có thể tương tự như tiêm mũi Moderna tăng cường.
Với vắc xin Johnson & Johnson, các nhà nghiên cứu cho hay: khi tiêm nhắc lại vào thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm duy nhất, mức độ kháng thể tăng gấp 9 lần 1 tuần sau đó. Các mức kháng thể đó tiếp tục tăng lên cao gấp 12 lần sau 1 tháng tiêm nhắc lại./.