Gia đình 4 người Hà Nội lương 40 triệu chỉ tiêu 1/4, còn lại tiết kiệm

Gia đình 4 người ở Hà Nội lương 40 triệu nhưng chỉ dám chi tiêu 1/4, cất 30 triệu. Sáng đi chợ, chồng chỉ cho mua đủ 4 cây hành đủ 4 bát mì.

Với rất nhiều người, “tiết kiệm” là một cách sống chuẩn mực để có thể lo liệu cho tương lai. Có những gia đình dù có mức thu nhập trung bình – khá nhưng vẫn lên kế hoạch chi tiêu cẩn thận, thậm chí còn dành được 75% thu nhập để tiết kiệm. Trước những câu chuyện như vậy, người tỏ ra nghi ngờ, người lại thấy như vậy là không tận hưởng cuộc sống.

Câu chuyện về những gia đình “siêu tiết kiệm” đã nhận về những ý kiến trái chiều. (Ảnh minh họa: Freepik)

Cụ thể, chị M cho biết chồng mình là người lên thực đơn chi tiết cho mỗi bữa ăn. Thực phẩm quen thuộc với gia đình chị là trứng, đậu, lạc, cá khô và thịt. Đặc biệt, anh N.T, chồng chị còn yêu cầu mỗi bữa không được tiêu quá 50 nghìn đồng. Có lần chị đi chợ, anh còn dặn chỉ được mua duy nhất 4 cây hành để nấu mì. Những bữa ăn gia đình cứ lặp đi lặp lại các món quen thuộc khiến cậu con trai út luôn nói rằng cơm ở trường còn ngon hơn.

Bài đăng nhận được sự quan tâm. (Ảnh: Tiin)
Bữa cơm gần như không có gì, chỉ vỏn vẹn 50 nghìn đồng cho 4 người ăn. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)

Không chỉ siết chặt chi tiêu trong ăn uống, trong cuộc sống, anh N.T cũng yêu cầu cả nhà mỗi năm chỉ được mua duy nhất 2 bộ quần áo mới. Thậm chí, có lần chị M ngỏ ý muốn mua 1 chiếc váy mới, chị đã bị chồng chì chiết suốt 1 tuần chỉ vì chị đã có 4 chiếc váy trong tủ.

Với nhiều người, việc tiết kiệm này không có gì quá đáng nhưng so với mức thu nhập 40 triệu đồng mỗi tháng, chị M cảm thấy việc này không ổn khi dành tới 75% thu nhập cho dự phòng. Tuy nhiên, anh N.T cho biết việc tiết kiệm này hoàn toàn theo khoa học và để đảm bảo cho tương lai nếu có xảy ra rủi ro gì. Về thực đơn hàng ngày của gia đình, anh cũng chia sẻ: “Ăn quá nhiều chất còn gây hại cho sức khỏe”.

Có những lần đi chợ, anh N.T chỉ cho vợ mua duy nhất 4 cây hành về nấu mì. (Ảnh minh họa: Freepik)
Mức thu nhập của cả gia đình chị M là 40 triệu đồng, mỗi tháng họ thường chỉ tiêu 10 triệu đồng, số còn lại để tiết kiệm. (Ảnh minh họa: Dantri)
Độc giả nhanh chóng để lại những lời bình luận về cách sống “siêu tiết kiệm” của gia đình anh N.T. (Ảnh: Chụp màn hình Tiin)

Gia đình anh N.T không phải trường hợp duy nhất, trước đó, ở Hải Dương cũng có gia đình của anh Đ.H có cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt tương tự. Với anh N.T, đó là “lối sống tối giản của người Nhật”. Để có thể tiết kiệm được tối đa, anh lập quy tắc “3 không” trong gia đình: không ăn quán – không đi chơi – không mua sắm. Đặc biệt, anh còn bắt tắt toàn bộ đèn điện trong nhà sau 9 giờ, chỉ để lại duy nhất chiếc đèn bàn cho con học.

Nhiều gia đình luôn cân nhắc trong mua sắm, sinh hoạt để tiết kiệm ở mức tối đa. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Câu chuyện của 2 gia đình “siêu tiết kiệm” khiến độc giả nhanh chóng nhớ tới câu chuyện 2 vợ chồng lương 30 triệu đồng không đủ “tồn tại” ở Hà Nội đã gây tranh cãi trên mạng thời gian trước đó.

Bảng thống kê chi tiêu cho thấy 30 triệu đồng “không đủ sống” tại Hà Nội của một gia đình đã “gây bão” mạng xã hội. (Ảnh: Fanpage Chuyện chúng mình)

Chi tiêu như nào là chuyện của mỗi gia đình vì nó còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế, tài chính. Tiết kiệm là tốt thế nhưng không nên để tiết kiệm khiến cuộc sống trong gia đình trở nên ngột ngạt, mọi người không được thỏa mãn niềm đam mê, yêu thích của chính mình.

Tiết kiệm là tốt nhưng nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, tình hình kinh tế của mỗi gia đình, chúng ta không thể ép tất cả vào một khuôn mẫu chung. (Ảnh minh họa: Pinterest)