Có nên cho F0 ra đường, đi làm thay vì cách ly đến hết bệnh

Theo chuyên gia y tế, việc để F0, F1 được ra ngoài hoặc đi làm ở thời điểm hiện tại là việc nên làm miễn đảm bảo những quy định phòng dịch.

Nhiều F0 vẫn phải ra khỏi nhà

Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới nhất về quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19. Theo đó F0 khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác. Quy định này gây ra sự hiểu nhầm rằng F0 được ra khỏi nhà. Sau đó, Bộ Y tế đã đính chính F0 chỉ được ra khỏi phòng, không ra khỏi nhà.

Tuy nhiên, hiện nay theo khảo sát thực tế, rất nhiều F0 vẫn phải ra ngoài để mua thuốc hoặc các nhu yếu phẩm cần thiết. Có nhiều F0 ra ngoài để giải quyết công việc gia đình.

Chị N.T.A (20 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ngày 1/3, chị cảm thấy ho và rát họng. Chị test nhanh cho kết quả dương tính. Vì ở một mình, ít bạn và chưa chuẩn bị được gì cho việc điều trị tại nhà, chị T.A quyết định mặc áo chống nắng, đội mũ và khẩu trang kín từ đầu đến chân ra ngoài mua thuốc và đồ ăn. Khi ra ngoài chị cũng hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, khi mua đồ chị cũng thông báo bản thân là F0 và nhờ người bán để hàng cách xa 2m, đồng thời chị sẽ chuyển khoản để thanh toán.

Chị cho biết: “Biết ra ngoài ra không đúng với quy định, nhưng vì không thể nhờ được ai và không còn cách nào khác nên tôi đành phải như vậy. Nhưng vì bản thân bị triệu chứng nhẹ và cũng có ý thức bảo vệ cộng đồng nên tôi nghĩ việc F0 ra ngoài là việc có thể”.

Chị L.T.T (26 tuổi, Mai Dịch, Cầu Giấy) mắc COVID-19 từ 8/3 với các triệu chứng ho, rát họng và tự cách ly theo dõi tại nhà. Những ngày đầu chị được chủ nhà và bạn “tiếp tế” nên có thể an tâm trong nhà. Đến ngày thứ 5 chị test thì chỉ còn vạch mờ, trong nhà lại hết đồ. Với tâm lý ngại làm phiền mọi người, chị quyết định bịt khẩu trang, mặc quần áo kín và ra ngoài mua đồ. Khi ra ngoài chị có gọi điện trước cho những hàng quán quen chuẩn bị đồ, sau đó ra lấy và chuyển khoản cho họ.

“Việc ở trong nhà nhiều ngày khá bất tiện, nhất là với những người triệu chứng nhẹ như tôi, sau 2 ngày uống thuốc tôi đã không còn ho và đờm. Nếu có thể Bộ Y tế nên nới lỏng quy định, trước mắt là cho F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng ra ngoài tiện cho việc sinh hoạt”, chị T bày tỏ quan điểm.

Dù bất tiện, nhưng nhiều loại thuốc F0 vẫn phải tự đi mua. Ảnh minh họa.

F1, F0 có thể ra đường, đi làm không?

Trao đổi với PV về vấn đề trên, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền nhiễm TP HCMcho biết, hiện nay chúng ta cần linh động trong việc quản lý F0. Trước đây, khi phát hiện ca mắc COVID-19 thì nhân viên y tế, lực lượng chức năng đến tận nhà, đưa xe cấp cứu đến đón F0 tới khu cách ly, khu điều trị. Còn hiện tại, F0 đã rất nhiều, người bệnh đã được tự điều trị tại nhà thì quy định cách ly cũng nên linh hoạt hơn.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng đồng ý kiến với quan điểm trên.

PGS. Nga phân tích, việc cho F0, F1 đi làm đã được một số nước trên thế giới áp dụng với những điều kiện rõ ràng để giải quyết bài toán nguồn nhân lực bị hao hụt lớn do dịch COVID-19.

F0 được chia làm 2 loại, 1 là F0 không triệu chứng thì không được coi là bệnh nhân; 2 là F0 có triệu chứng. F0 được ra ngoài, được đi làm ở đây cần hiểu là F0 không triệu chứng, không phải là bệnh nhân vì bệnh nhân thì không được đi làm do Luật Lao động không cho phép.

Đối với F0 không triệu chứng, họ chỉ là người lành mang virus chứ không phải bệnh nhân thì có thể đi làm với điều kiện họ phải đảm bảo không làm lây lan virus ra cộng đồng và đủ sức khỏe để làm việc. Theo PGS. Nga, sắp tới, thế giới sẽ bỏ khái niệm F0, F1 mà chỉ có khái niệm người bệnh và người nghi nhiễm. Tương lai, chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới người có triệu chứng, người vào bệnh viện.

Hơn nữa, ngày 17/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38 về chương trình phòng chống dịch COVID-19 để bình thường hoá cuộc sống. Trên cơ sở này, các địa phương cần áp dụng linh hoạt, các F0 không triệu chứng vẫn có thể đi làm bình thường.

Trong bối cảnh 2 năm tới, khi Bộ Y tế chuyển COVID-19 từ nhóm bệnh truyền nhiễm A sang B, đây là một chuyển biến tốt, phù hợp với xu hướng trên thế giới. Khi COVID-19 chuyển sang nhóm B, người dân vẫn tuân thủ các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, rửa tay.

PGS. Nga nhấn mạnh phải bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ có bệnh nền, các bệnh viện vẫn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch, thực hiện theo dõi bệnh nhân và đề phòng việc bệnh nhân COVID-19 vào ở chung với bệnh nhân thường./.

Ngày 17/3 Chính phủ vừa có nghị quyết yêu cầu Bộ Y tế căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Theo đó, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt ng.uy h.iểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ qua đời cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Còn bệnh truyền nhiễm nhóm B là nhóm bệnh truyền nhiễm n.guy h.iểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây thiệt mạng.

Có nghĩa nếu dịch COVID chuyển thành nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B thì theo quy định phòng, chống dịch hiện hành sẽ không còn áp dụng các biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh dịch vụ nơi công cộng trong vùng có dịch.