Chỉ ở nhà nội trợ, vợ lương tháng khủng nhưng luôn bị nói 'ăn bám chồng'
Mang tiếng ở nhà “ăn bám” chồng, nhưng người phụ nữ vừa chăm con vừa phải chịu vô số áp lực, mệt mỏi mà mấy ai hiểu thấu.
Có rất nhiều chị em phụ nữ sau khi đã có chồng liền quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm lo cho tổ ấm. Tuy nhiên cũng có nhiều người thay vì r.ời b.ỏ sự nghiệp, lại tìm cách cân bằng cuộc sống, hài hoà giữa công việc và gia đình. Điển hình như chị L.N.D (40 tuổi, sống ở Gò Vấp, TP.HCM) dưới đây.
Dù ngày nào cũng ở nhà chăm sóc 2 con, chị vẫn có mức lương kh.ủng lên đến 9 con số. Kể cả vậy, chị vẫn bị mang tiếng là “ăn bám” chồng, không đi làm, suốt ngày ở nhà làm đẹp, chụp hình “sống ảo”, du lịch phung phí…
Chia sẻ với Dân Trí, chị D. cho biết cuộc sống của chị khá đầy đủ. Gia đình 4 người sống trong một căn nhà mặt phố hơn 60m2, được thiết kế rất đẹp mắt, đồ dùng, trang thiết bị cũng đều là đồ cao cấp. Thỉnh thoảng, cả nhà lại cùng nhau đi du lịch trong và ngoài nước. Mức sống của vợ chồng chị khiến nhiều người ngưỡng mộ, thậm chí bạn bè vẫn thường hay trêu rằng: “Riêng tiền trái cây nhà D. đã bằng thu nhập của hai vợ chồng ở thành phố”.
Từ khi kết hôn đến nay, chị D. dành toàn bộ thời gian ở nhà, ngoài chăm sóc con cái, lau dọn nhà cửa, đầu tư cho bản thân như tập thể dục, dưỡng da, làm đẹp… Cũng bởi vậy nên chị đã phải đối mặt với nhiều lời dị nghị, ai cũng cho rằng chị “ăn bám” người chồng đang là trưởng phòng truyền thông của một công ty chuyên về đào tạo.
Không may, cách đây 4 năm, chồng chị D. gặp sự cố, phải nằm viện nửa năm, công việc cũng bị ng.ừng t.rệ. Nhiều người quen lo lắng thay cho chị D. vì nghĩ rằng từ giờ mẹ con chị sẽ sống rất khó khăn khi “máy ATM gia đình gặp sự cố”. Nhưng trái lại, cuộc sống của chị vẫn rất thoải mái. Thậm chí, chị còn đầu tư hàng trăm triệu để mua dụng cụ tập vật lý trị liệu cho chồng. Điều này khiến biết bao người tò mò, không biết người phụ nữ chỉ biết nội trợ này lấy tiền ở đâu.
Thực tế, số tiền chị D. dùng không phải do chồng kiếm được, mà do chính bản thân làm ra. Tuy hàng ngày chị chỉ ở nhà, lo việc gia đình nhưng mức thu nhập mỗi tháng lại lên đến 200 triệu đồng, có khi cao điểm còn được 338 triệu đồng. Chị cũng là trụ cột kinh tế của cả nhà.
Kể với Dân Trí, chị cho biết, cách đây 13 năm, chị làm việc cho công ty sản xuất bao bì với đồng lương 3,5 triệu đồng. Sau khi công ty giải thể, chị mất việc, ngày ngày chỉ mong chờ một cuộc gọi đi phỏng vấn. Thấy khách cũ gọi nhiều quá, chị liền nghĩ ra ý tưởng mới, tìm mối các công ty sản xuất bao bì làm trung gian cung cấp. Công việc này không chỉ kiếm được nhiều tiền mà còn giúp cho chị D. thoải mái thời gian, không phải bó buộc với bàn giấy.
Một hai năm đầu, chị còn phải đi kiểm hàng, dần làm quen với công việc mới. Sau này khi đã thành thạo hơn, chị chỉ việc ngồi nhà nhận đơn hàng từ khách, báo qua cho công ty sản xuất, trao đổi công việc với người phụ trách. Cứ thế chị vừa ở nhà chăm lo cho gia đình vừa quán xuyến công việc từ xa.
Thu nhập dần tăng, vợ chồng chị tích góp lại, tìm mua nhà đất để gia tăng tài sản. Đến nay, chị D. đã sở hữu 6 căn nhà, 5 dãy phòng trọ ở TP.HCM. Chỉ tính riêng tiền thuê nhà hàng đã có thể thu về hơn 70 triệu đồng/tháng. Để làm được điều đó, theo chị D., quan trọng nhất vẫn là khả năng quản lý tài chính. Đối với chị, có hai nguyên tắc cần phải nhớ, đó là không được chi tiêu quá khả năng và phải tìm cách đầu tư để “tiền đẻ ra tiền” càng sớm càng tốt.
Chị nói: “Năm 2011, tôi từng mua ô tô 800 triệu đồng nhưng sau đó bán lại 710 triệu đồng và vay mượn thêm để mua căn nhà 2,3 tỷ. Căn nhà đó nay lên giá gấp 3, trong khi nếu giữ ô tô chắc giờ âm nặng”.
Nói về những lời dị nghị xung quanh, chị D. không mấy để tâm đến. Chị rất hài lòng với cuộc sống và công việc hiện tại. Chị cũng mong mọi người đừng vội đánh giá một ai khác qua vẻ bề ngoài. Kể cả khi phụ nữ không kiếm ra tiền thì việc họ gánh vác, lo toan mọi thứ trong gia đình cũng nên được ghi nhận xứng đáng, bởi điều đó không hề dễ dàng gì.
Dù chưa rõ thực hư câu chuyện của chị D là thế nào, nhưng hiện nay, có rất nhiều chị em rơi vào tình huống giống như chị D. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể bỏ ngoài tai những lời đánh giá không tốt đẹp đó. Vì vậy, mong rằng qua câu chuyện của chị D., mỗi người sẽ có cái nhìn khác về các chị em nội trợ ở nhà chăm lo cho gia đình.