Áp lực ăn Tết ở đất nước giàu nhất Đông Nam Á: Dồn dập vì những câu hỏi chị em ai cũng thấy quen
Singapore có 75% dân số là người gốc Hoa. Họ nổi tiếng say mê và hào phóng tiền bạc với tết âm lịch hơn bất cứ quốc gia nào.
Rộn ràng hiếm thấy
Không có ở bất cứ quốc gia nào, chuyện Tết nhất lại rộn ràng hơn tại Singapore. Trước ngày cuối năm âm lịch cả hàng tháng, nhà nhà đã rục rịch lo sửa soạn đón Tết Nguyên Đán. Họ trang trí lại nơi ở, đặc biệt sơn màu đỏ, trưng bày các loại cây cảnh, món đồ mang tính chất phong thủy rước vận may.
Người Singapore quan niệm, đã năm mới là phải mới. Trước hết, quần áo mặc đầu xuân nhất định không thể là đồ cũ. Họ cho rằng, ăn mặc trang phục cũ đón xuân sẽ xua đuổi hết cát lợi.
Về cơ bản, Tết Singapore giống hệt Tết Trung Quốc. Người Trung Quốc kiêng kỵ và thường làm những gì vào dịp này, người Singapore cũng thực hiện y hệt. Với tiền bạc đầy tay, họ không gặp rắc rối gì về vấn đề tài chính dành cho Tết.
Đối với thực phẩm ngày Tết, người Singapore yêu cầu chất lượng hạng nhất và số lượng nhiều. Bất chấp các mặt hàng đều tăng giá, họ đua nhau giành giật, khuân về chất đầy bếp.
Tại Singapore, Tết Nguyên Đán là cơ hội bằng vàng cho 3 lĩnh vực kinh doanh: Trang trí nội thất, thời trang và ẩm thực. Họ thường tận dụng dịp này, tung ra hàng loạt các mặt hàng mới. Theo kết quả khảo sát từ Google, sự quan tâm và thái độ sẵn sàng thử sản phẩm mới trong tháng Tết cao hơn các tháng khác hẳn 44%.
Vào năm 2019, cả thế giới phải bàng hoàng vì tổng chi Tết của toàn dân Singapore: $2,3 tỷ (tương đương 53.304 tỷ vnđ). Nếu đem chia cho tổng dân số, thì trung bình mỗi người Singapore sắm Tết hết khoảng $404 (tương đương 9,4 triệu đồng).
Rác ngày Tết: Áp lực kinh hoàng
Không có ở quốc gia nào, áp lực rác ngày Tết lại nặng nề hơn Singapore. Vào năm 2018, Cơ quan Môi trường Quốc gia (National Environment Agency) ở đây báo cáo, rác thực phẩm ngày Tết là 127.380 tấn. Nó chiếm hẳn 20% tổng rác thực phẩm cả năm (636.900 tấn).
Phân biệt g i ớ i t í n h, k h ủng bố cánh chị em “ế”
Tuy giàu có tột bậc, Singapore vẫn đầy rẫy các quan niệm gia trưởng cổ hủ. Phụ nữ bị áp đặt vào vai trò sinh con và nội trợ, chỉ được đánh giá cao khi có chồng con.
Với các chị em Singapore có chồng, Tết Nguyên Đán là dịp “quay cuồng mua sắm, nấu nướng và dọn dẹp”. Xong khâu chuẩn bị Tết, họ phải đối mặt với chuyện muốn tránh nhất: “Hội nghị bàn tròn gia đình”.
Người Singapore quan niệm, cần tháo gỡ hết mọi chuyện khúc mắc năm cũ. “Nhìn từ góc độ khác, Tết Nguyên Đán rất giống với một cuộc họp đại gia đình thường niên,” – Annie Tan (nhà văn tự do người Singapore) nhận định. “Mọi người tụ họp, nhìn lại và đánh giá năm vừa qua. Chúng tôi thảo luận công khai và ngấm ngầm định đoạt cả những vấn đề hết sức riêng tư như đời sống tình cảm, khả năng sinh sản…”.
Trong “cuộc họp đại gia đình thường niên này”, các “trưởng bối” Singapore nhận xét, can thiệp và quyết định luôn chuyện đời tư của con cháu. Ví dụ như cặp vợ chồng nào nhất định phải sinh con, cặp vợ chồng nào nên hoãn kế hoạch đ ẻ thêm đứa nữa, thậm chí là cả đôi nào đã đến lúc li hôn… Khổ nhất là những chị em muộn con cái. Họ “được” 2 bên nội – ngoại “quan tâm” hết mình, gặng hỏi và khuyên răn đủ điều.
Sau vấn đề con cái là sự nghiệp. Người Singapore vô cùng xem trọng sự thành công và thăng tiến. Họ cho phép phụ nữ đi làm, nhưng đòi hỏi các chị luôn phải thành đạt hơn nữa, ngay cả khi đang trong thời gian chăm sóc con nhỏ.
Người Singapore gọi phụ nữ từ 25 tuổi trở lên chưa kết hôn là “gái ế”. Với cánh chị em độc thân ở đây, Tết là khoảng thời gian “chịu tội”. Họ bị tứ phía thúc ép hôn nhân, mai mối.
Văn hóa lì xì Tết của Singapore tặng hồng bao cho cả người chưa kết hôn. Họ có xu hướng cho các FA nhiều tiền hơn trẻ con, với “mong muốn” những người này sớm may mắn gặp được lương duyên, nên vợ thành chồng. Nhiều thanh niên Singapore rất trông chờ vào “thu nhập hồng bao”. Có điều, với những “gái ế” lâu năm thì lại khác. Nó giống như một khoản nợ, tác động tiêu cực lên sức khỏe tinh thần.
“Một cô bạn ‘ế’ của tôi bị nhắc khéo, có phải là nên ngừng nhận hồng bao đi rồi không,” – Tan kể. “Một cô bạn khác đã ngoài 40 thì bị họ hàng nhất định nhét hồng bao vào tay, xem như chỉ ngang bằng với đám trẻ ranh 4 tuổi trong dòng họ”.
Tham khảo Greenisthenewblack và Channelnewsasia