1 n.ạn nhân thoát cửa t.ử trong vụ c.hìm cano làm chuyện dại dột
“Khi tỉnh dậy, cảnh tượng trên ca nô khiến anh H. b.ấn l.oạn, rồi bỏ đi lang thang. Sau đó, mọi người đã đổ xô đi kiếm anh H. về bệnh viện”.
Ám ảnh của người ở lại
Sáng 28/2, trong góc căn nhà, anh Nguyễn Xuân Tuấn (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) run lên bần bật, lấy tay đ.ấm vào người mình. Nước mắt rơi lã chã trên gò má, anh g.ào lên tức tưởi: “Tại sao… tại sao ông trời lại bất công như vậy? Mẹ ơi… chị ơi…”. Ngày nhận t.h.i t.h.ể mẹ là bà Nguyễn Thị K. (SN 1952) và chị gái là Nguyễn Thị Kim L. (SN 1978), anh Tuấn g.ục n.gã, cả bầu trời như s.ụp đ.ổ dưới chân.
Chỉ vài ngày trước, người chị của anh vẫn đang nói cười với tất cả mọi người trong gia đình. Chị mua tặng mỗi người một đôi giày thể thao.
Chỉ vài ngày trước, người mẹ thân thương của anh vẫn đang tất bật chuẩn bị giấy tờ để lên máy bay đi Đà Nẵng. Trước khi đi, bà dúi cho anh 100.000 đồng, gồm 10 tờ 10.000 phẳng phiu. Anh bất giác hỏi: “Sao má lại cho tiền con?”. Bà chỉ cười… Vậy mà, tất cả những yêu thương đó đã vĩnh viễn khép lại sau vụ c.hìm ca nô thảm khốc trên biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam). Trong sáng 28/2, anh Tuấn dường như không giữ được bình tĩnh. Anh bật khóc như một đứa trẻ khi nhớ về mẹ, về chị…
Theo lời kể của anh Tuấn, anh H. là người duy nhất của gia đình còn sống sót sau vụ l.ật ca nô. Những hình ảnh đau thương, t.an t.ác đã làm H. bị á.m ả.nh.
“Ai mà nghĩ có ngày những người trong xóm này lại ra đi cùng ngày, cùng giờ và trên một cùng tàu. Anh H. được đưa lên bờ cứu hộ cùng lúc với chị L. và mẹ tôi. Tất cả đều được hô hấp oxy. Tuy nhiên, chỉ có một mình anh H. qua khỏi.
Khi tỉnh dậy, cảnh tượng á.m ả.nh trên ca nô đã khiến anh H. b.ấn l.oạn, rồi bỏ đi lang thang… Sau đó, mọi người đã đổ xô đi kiếm anh H. về bệnh viện chữa trị. Trong suốt đêm đó, người thân phải túc trực để động viên tinh thần cho anh”, anh Tuấn nghẹn ngào nói về nỗi á.m ả.nh mà anh H. phải chịu.
Không chỉ anh Tuấn, tại tang lễ những n.ạn nhân xấu số sáng ngày 28/2, có những gương mặt đầm đìa nước mắt. Họ gọi tên người quá cố, họ g.ào t.hét trong vô vọng, họ lặng lẽ khóc nơi góc nhà… Những người thân và người sống sót còn lại trong vụ l.ậ.t ca nô đã phải chịu nhiều tổn thương về tinh thần.
Biến động về cảm xúc
Trao đổi với PV, thạc sĩ Đặng Hoàng An (Khoa Tâm lý trường ĐH Sư Phạm TP.HCM) cho biết: “Đứng trên góc độ cá nhân, vụ c.hìm ca nô khiến 17 nạn nhân ra đi mãi mãi ở Cửa Đại đã khiến tôi trĩu nặng và thương xót vô cùng. Bởi nó sẽ để lại sự đ.ả k.ích rất lớn về tinh thần cho những người m.ất mát người thân và có thể là sự á.m ả.nh sợ hãi đối với n.ạn nhân còn sống”.
Dưới góc độ tâm lý học, người nhà của nạn nhân sẽ trải qua những nỗi đau cảm xúc như buồn bã, ân hận, bất an, cô đơn, mệt mỏi, bất lực, s.ốc, t.ê l.iệt. Bên cạnh đó, người thân cũng có thể xuất hiện cách cảm xúc t.ức g.iận.
T.ức g.iận có thể diễn ra theo hai chiều hướng. Thứ nhất, có thể là thất vọng vì đáng lẽ ra không nên có chuyến du lịch. Thứ hai, đó là sự thoái lui, y.ếu đ.uối, b.ạc n.hược, phóng chiếu sự t.ức g.iận vào chính mình hoặc sang người khác.
Thạc sĩ An cho biết: “Bất kể một điều bất như ý nào diễn ra thì chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ đau và khó chấp nhận. Quá khứ là điều không thể thay đổi. Tuy nhiên, người nhà cần giữ sự bình tĩnh nhất có thể để lo hậu sự cho người quá cố, tự nhắc nhở và động viên nhau để cùng vượt qua. Đặc biệt phải cố gắng chấp nhận sự thật dù cho điều ấy có n.ghiệt n.gã.
Theo tôi, trước khi chữa lành, chúng ta phải học cách chấp nhận, có thể đ.a.u buồn, thương xót và đừng cố chối bỏ. Phức cảm đau buồn, m.ất mát người thân không chỉ đến từ bản thân chúng ta mà đôi khi bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh khác. Do đó, người thân trong gia đình phải thật sự vững vàng trước những đầu sóng ngọn gió”.
Bên cạnh đó, vụ t.ai n.ạn lần này cũng để lại bài học đắt giá. Các hãng du lịch cần nhìn nhận lại những thiếu sót, mỗi người cần có kỹ năng cần thiết khi xuống biển như kỹ năng bơi lội, kỹ năng phòng chống đ.u.ố.i nước, kỹ năng t.hoát h.iểm./.